Tổ Yến và Những điều cần biết

1. Yến sào là gì

Tổ yến là tổ của 1 loài chim yến hoang sống trong hang sâu hay dưới các vách đá. Từ xưa đến nay người ta xem tổ yến là món ăn bổ dưỡng và quý giá. “Tổ” còn có nghĩa là “sào” trong tiếng hoa, nên tổ yến còn gọi là yến sào.

Hình dạng của yến sào giống như một chiếc chén trà bổ đôi, được lấy từ nước dãi của loài chim yến trống và chim yến mái. Nước dãi của chim yến bị đông cứng lại sau khi bị tiếp xúc với không khí, đây là chất hữu cơ và ở dạng tự nhiên, dễ hấp thụ. Tổ yến bình thường sẽ có màu trắng ngà hoặc hơi vàng. Tổ yến trắng quá không chắc là tốt đâu, có thể chúng đã được tẩy trắng rồi đấy!

2. Thành phần của Yến? Và tác dụng của yến sào?

Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45-55%), trong đó chứa 18 loại Axit amin, một số Axit amin có hàm lượng rất cao. Tổ Yến chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già.

Tổ Yến giàu canxi và sắt là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh và trí nhớ như Mangan, Brôm, Đồng, Kẽm cũng có hàm lượng cao. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như Se-len.

Tổ Yến giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não như: cải thiện trí nhớ (Phenylalanine), các vấn đề về gan(Threonine), đường ruột (Histidine), điều chỉnh lượng đường trong máu (Leucine), tăng khả năng hấp thụ canxichống lão hóa cột sống(Lysine), chống viêm khớp (Methionine). Đặc biệt Acid syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận).

Yến Sào còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh. Đối với hệ huyết học, Yến Sào làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.

Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ nét thanh xuân nên ăn Yến bởi có chứa Threonine là chất hình thành Elastine và Collagene giúp da không bị lão hóa.

Ngoài ra, Tổ Yến cũng là thức ăn rất bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng.

Khi phân tích các thành phần chứa trong tổ yến, các nhà khoa học phát hiện trong tổ yến chứa nhiều acit amin quan trọng, giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe con người.

-Glycine: 1,99%, có tác dụng tốt cho da
-Valine: 4,12% giúp mau lành tế bào cơ và tái tạo tế bào mới
-Leucine: 4,56%, giúp điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
-Isoleucine: 2,04 % giúp phục hồi nhanh sức khỏe
-Threonine: 2,69%, tăng cường hệ miễn dịch và giúp hấp thụ các dưỡng chất cho cơ thể
-Methionine: 0,46% hỗ trợ chống viêm khớp
-Proline: 5,27% tăng cường phục hồi các cơ, mô, và da
-Acid aspartic: 4,69%, giúp tăng trưởng tế bào.
-Phenylalanine: 4,5%, giúp bổ não, tăng trí nhớ
-Histidine: 2,09%, giúp cơ thể phát triển và tăng liên kết mô cơ bắp
-Lysine: 1,75% tăng khả năng hấp thụ Ca, giúp xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống.
-tryptophan: 0,7% có tác dụng ngăn ngừa ung thư
-L-arginine:11,4% giúp cải thiện vấn đề sinh lý.

3. Cách phân loại Yến

Hiện nay có nhiều loại tổ yến trên thị trường.

+ Phân loại theo MÀU tổ yến, có 3 loại: Yến huyết, Yến hồng và Yến trắng

+ Nếu phân loại theo cách CHẾ BIẾN tổ yến, có 3 loại tổ yến phổ biến:

Tổ yến thô

Là loại tổ yến nguyên chất, vẫn còn lông chim yến bám vào, chưa qua quá trình chế biến nào. Tổ yến thô được thu hoạch trực tiếp từ nơi nuôi yến và bán ra thị trường. Sản phẩm này phù hợp cho người có thời gian, vì công đoạn làm sạch tổ yến để chế biến chiếm rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, người mua tổ yến này cũng rất yến tâm vì tinh nguyên chất của nó.

Tổ yến sơ chế

Tổ yến đã qua quá trình rút lông làm sạch. Yến sào chỉ sử dụng thủ công để thực hiện, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong quá trình sơ chế, do đó tổ yến sơ chế vẫn giữ được chất lượng nguyên chất của nó.

Tổ yến tinh chế

Khi khai thác tổ yến, rất dễ làm tổ yến bị vỡ, vụn. Những tổ yến vỡ này sẽ qua quá trình ngâm nở, làm sạch lông và chế biến thành tổ yến tinh chế. Do vậy, sản phẩm này rất phù hợp cho mọi người vì dễ sử dụng. Người mua chỉ cần làm sạch sơ, rồi chế biến mà không phải mất thời gian làm sạch như tổ yến sơ chế và tổ yến thô.

+ Phân loại theo hinh thức NUÔI có 2 loại: tổ yến đảo, và tổ yến nhà

4. Các phân biệt Yến thật và Yến giả

Để phân biệt yến sào thật giả, bạn có thể tham khảo một số cách phân biệt dưới đây”

  • Về mùi vị: yến sào thật có mùi tanh và ẩm mốc. Trong khi đó, yến sào giả rất khó đạt được mùi vị đặc trưng này bởi chúng thường có mùi lạ, hơi hăng hắc. Yến sào nguyên chất có mùi vị gần gần với mùi lòng trắng trứng.
  • Ngâm nước: ngâm một ít yến với nước, yến giả sẽ nhão ra còn tổ yến thật không bị tan, sợi yến vẫn còn nguyên vẹn.
  • Ngâm vào dung dịch iốt: tổ yến giả sẽ có màu xanh do được làm từ tinh bột. Tổ yến thật dù đem nấu chín vẫn còn nguyên màu xanh.

5. Ai nên sử dụng yến, Ai không nên?

Trên thực tế tổ yến sào tốt cho mọi đối tượng sử dụng từ trẻ nhỏ đến người già, từ phụ nữ đến đàn ông. Chỉ duy nhất trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi là không nên sử dụng tổ yến sào vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên khó có thể hấp thu và tiêu hóa được thực phẩm có quá nhiều chất bổ dưỡng.

Tổ yến sào không phải là thuốc như một số người lầm tưởng, yến sào chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, bổ sung những vi chất cần thiết cho cơ thể mà không phải thực phẩm nào cũng có được. Do đó, bạn cần sử dụng tổ yến sào thường xuyên thì mới có tác dụng lâu dài.

6. Phụ nữ có thai và sau sinh có nên sử dụng Yến?

Trong quá trình mang thai, phụ nữ hay bị nghén và có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, ăn yến vừa có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho bé và làm giảm các triệu chứng mệt mỏi trong thời gian mang thai.

Yến không những thích hợp với phụ nữ mang thai mà phụ nữ cho con bú cũng nên dùng yến sào để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và miễn dịch tốt hơn.

Trong yến sào chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi. Dùng yến sào giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe. Khả năng hấp thu dưỡng chất cũng được tăng cường giúp mẹ có nhiều sữa hơn, sữa mẹ cũng giàu dinh dưỡng hơn cho con. Ngoài ra, yến sào còn giúp mẹ bổ sung lượng sắt và canxi bị mất trong quá trình sinh nở. Giúp phục hồi lại các cơ, mô, xóa các vết rạn da, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng.

7. Ăn Yến có béo không?

Yến là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý nhưng lại sở hữu lượng đường tự nhiên không béo nên nếu bạn đang trong quá trình ăn kiêng và cần bổ sung dinh dưỡng thì yến là thực phẩm thông minh nhất đấy.

8. Nên sử dụng Yến sào khi nào?

Theo các nhà dinh dưỡng, thời gian tốt nhất để ăn tổ yến là lúc bụng đói; thường là những buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy hay tốt nhất vào ban đêm trước khi đi ngủ. Sau khi ngủ được khoảng 1 tiếng, các nội tiết tố được tiết ra nhiều, đó là thời điểm các dưỡng chất được hấp thu nhiều nhất và sử dụng tốt nhất cho cơ thể.

9. Cách dùng Yến cho đúng liều luợng?

Bạn chỉ nên dùng mỗi lần 3gr cho trẻ trên 1 tuổi, 5gr cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn. Không nên sử dụng quá nhiều tổ yến trong một lần bởi khả năng hấp thu của cơ thể là có hạn. Phần dư thừa không được hấp thu sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể rất lãng phí. (Trọng lượng trên được tính cho loại tổ yến khô đã làm sạch lông).

10. Cách bảo quản Yến sử dụng

+ Người dùng nên cất giữ tại nơi khô ráo, không nên những nơi cất giữ chố quá kín, nơi ẩm ướt có thể làm hỏng cho tổ yến sào, tránh ánh sáng trực tiếp có thể gây phá hủy cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến.

+ Ngoài ra người sử dụng có thể bảo quản trong tủ lạnh, khi đặt trong tủ lạnh trong thời gian hơn 1 tuần, các bạn nên để chọn ráo nước và gói vào giấy bạc sau đó để trong ngăn đông để có thể sử dụng những trong vài tháng.

11. Có nên dùng Yến thuờng xuyên

Những lưu ý khi dùng yến sào

Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên cho trẻ.

Yến sào cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết, như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy. Bạn nên thay đổi cách chế biến tổ yến sao cho phù hợp người bị bệnh tiểu đường. Bạn có thể trưng cất mà không cho đường phèn vào cùng tổ yến, thay vào đó và 3 quả táo tàu khô vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoặc bạn cũng có thể chế biến tổ yến thành những món mặn để dùng yến sào cho người bị bệnh tiểu đường như: Gà ác hầm tổ yến, cháo tổ yến… Những món ăn này vừa bổ dưỡng, không chứa đường, ít tinh bột nên rất tốt cho người bị mắc chứng bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến tổ yến sào trưng nhưng sử dụng đường dành riêng cho người bị tiểu đường nhé. Loại đường này bạn có thể tìm mua dễ dàng trong siêu thị hay hiệu thuốc gần nhà.

12. Tại sao không nên nấu mà chỉ nên chưng cách thủy tổ yến?

Nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C. Thông thường, phương pháp chế biến yến sào chủ yếu là hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường quá nhiều cho dù là đường phèn, vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.